Vì Sao Bôi Kem Chống Nắng Hàng Ngày Mà Da Vẫn đen Sạm? | Hapydy US

Vì sao bôi kem chống nắng hàng ngày mà da vẫn đen sạm?

Vì sao bôi kem chống nắng hàng ngày mà da vẫn đen sạm?

Không chỉ mỗi mùa hè, mà cả 4 mùa trong năm, đúng hơn là đủ 365 ngày/năm, chuyên gia da liễu đều khuyên chúng ta nên bôi kem chống nắng bất kể có ra ngoài hay chỉ ở trong nhà cả ngày. Khi tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, tia UV sẽ xâm nhập vào lớp hạ bì của da, làm giảm collagen, làm cho lớp hạ bì của da mỏng hơn, dần trở nên lỏng lẻo do mất tính đàn hồi, lâu dần sinh ra nếp nhăn. Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính cũng có thể khiến da lão hóa nhanh hơn.

Vì sao chúng ta bôi kem chống nắng mà da vẫn đen sạm?

Một câu hỏi không của riêng ai, bởi rõ ràng bạn luôn chăm chỉ bôi kem chống nắng mỗi ngày nhưng da vẫn đen sạm đi trông thấy. Thực tế là bạn chăm chỉ thôi vẫn đủ, bạn cần bôi đủ lượng, đúng cách và lựa chọn đúng dòng kem chống nắng phù hợp với làn da của mình.

Ngay cả khi bạn bôi đủ lượng kem chống nắng lúc đầu nhưng nếu hoạt động ngoài trời hay ngồi máy tính cả ngày mà không dặm lại chống nắng thì làn da vẫn chịu tác động bởi tia UV và ánh sáng xanh. Khi đó da sạm đen là điều khó tránh khỏi.

Vì sao bôi kem chống nắng hàng ngày mà da vẫn đen sạm? - Hapydy US
Vì sao bôi kem chống nắng hàng ngày mà da vẫn đen sạm? – Ảnh minh hoạ

Sau 2 tiếng bạn cần dặm lại kem chống nắng một lần. Nếu lo ngại việc dạng kem hay dạng xịt ảnh hưởng đến lớp make up thì các bạn có thể lựa chọn chống nắng dạng phấn phủ có chỉ số SPF.

Nếu da đổ dầu khi dùng kem chống nắng, nếu bạn dùng giấy thấm dầu hay khăn giấy để thấm đi lớp dầu thừa trên mặt, rất có thể bạn đã vô tình lấy đi một số thành phần chống nắng hóa học gốc lipid, khiến khả năng bảo vệ da của kem chống nắng bị suy giảm.

Khi cảm thấy da tiết dầu thực sự khó chịu, bạn có thể thử dùng phấn phủ có tác dụng chống nắng để phủ lên những vùng da dầu, để tránh làm giảm tác dụng chống nắng ở mức tối đa.

Nếu bạn thoa hai sản phẩm có chỉ số chống nắng khác nhau thì cuối cùng làn da sẽ được bảo vệ ở với chỉ số SPF cao hơn, bởi khả năng chống nắng không được cộng hưởng khi bạn dùng hai dòng kem khác nhau lên da

Cần dùng bao nhiêu kem chống nắng mỗi lần để đạt hiệu quả?

“Thông số kỹ thuật an toàn cho mỹ phẩm” quy định, các bài kiểm tra giá trị SPF và PA của các sản phẩm kem chống nắng dựa trên việc bôi 0,002ml trên mỗi cm vuông của da. Lượng kem chống nắng phải nhiều hơn 1ml (1,2 – 1,5ml) mỗi lần bôi để đạt được hiệu quả bảo vệ tối ưu nhất.

Cần dùng bao nhiêu kem chống nắng mỗi lần để đạt hiệu quả?
Lượng kem chống nắng đủ cho mỗi lần sử dụng – Ảnh minh hoạ

Bạn có thể hình dung lượng kem chống nắng đủ cho da mặt tương ứng với 1 đồng xu hoặc bơm đủ chiều dài của hai ngón tay.

Làm sao để phân biệt giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học?

Trong “Danh mục của tiêu chuẩn nguyên liệu mỹ phẩm quốc tế”, có 8.783 nguyên liệu mỹ phẩm đã đăng ký, bao gồm hàng chục thành phần chống nắng, nhưng chỉ có oxit kẽm và titan dioxide là thành phần chống nắng vật lý.

phân biệt giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học - Hapydy
Phân biệt giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học – Ảnh internet

Cụ thể, kem chống nắng vật lý là chất phản xạ tia cực tím, trong khi kem chống nắng hóa học là chất hấp thụ tia cực tím. Nói chung, kem chống nắng vật lý phù hợp với làn da nhạy cảm và làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng kết cấu nhờn và nặng. Kem chống nắng hóa học tương đối nhẹ và mỏng, nhưng có thể gây kích ứng cho làn da.

Nên làm gì nếu không bôi được kem chống nắng lên toàn bộ da mặt?

Nếu tuýp kem chống nắng bạn đang dùng có kết cầu đặc, gây khó khăn khi bôi lên toàn bộ khuôn mặt, chưa kể chà xát nhiều còn ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da.

Nếu khả năng co giãn của kem chống nắng kém, về cơ bản có thể đó là sản phẩm có công thức vật lý, để giúp bôi kem dễ dàng hơn, bạn có thể thêm 1 – 2 giọt kem nền hoặc tinh dầu dưỡng da vào kem chống nắng và trộn đều để chất kem lỏng hơn khi đó bôi lên mặt cũng sẽ dễ dàng hơn..

Cơ chế của viên uống chống nắng và ưu nhược điểm
Viên uống chống nắng giúp bảo vệ da kịp thời trước tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời – Ảnh internet

Đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng viên uống chống nắng. Chỉ với 2 viên mỗi ngày, 30 phút trước khi ra ngoài, làn da của bạn đã được bảo vệ kịp thời trước những tác hại khó lường của tia UV. 

Có thể bạn quan tâm: Viên uống chống nắng của Mỹ loại nào tốt? Giá bao nhiêu?

Nên làm gì khi da bị cháy nắng?

Vùng gò má và mũi là nơi dễ bị bắt nắng nhất, bạn nên chú trọng bôi kem chống nắng ở khu vực này. Nếu chống nắng không đủ, da lấm tấm vết đồi mồi, có thể bị bỏng nắng và bong tróc ở trường hợp nặng.

Giải pháp tự nhiên tuyệt vời giúp phục hồi làn da bị cháy nắng
Nha đam là giải pháp tự nhiên tuyệt vời giúp phục hồi làn da bị cháy nắng – Ảnh internet

Ngoài ra, các bác sĩ da liễu cũng đề cập rằng, ví dụ như đùi, bắp tay, vai, lưng… thường được quần áo che chắn, những bộ phận được che chắn lâu ngày thì khả năng chống lại tia cực tím cũng dần bị giảm sút. Khi ra nắng, cẳng tay và bắp chân dễ bị cháy nắng hơn nên phải có biện pháp chống nắng đầy đủ.

Khắc phục kịp thời trong vòng 72 giờ khi da cháy nắng

Thông thường, các triệu chứng cháy nắng sẽ xuất hiện trong vòng 6 – 12 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và cảm giác khó chịu sẽ tiếp tục diễn ra. Do đó, các biện pháp khắc phục trong vòng 72 giờ là đặc biệt quan trọng.

Khi hàng rào bảo vệ da bị tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn nên ngừng sử dụng các sản phẩm skincare, đặc biệt là các sản phẩm làm trắng, tẩy da chết, chống lão hóa và trẻ hóa da. Khi lớp biểu bì bị tổn thương, hãy sử dụng kem nền để che đi những vết lốm đốm trên da.

Khắc phục hậu quả, làm dịu da cháy nắng

Khi da ở trạng thái mẩn đỏ và cháy nắng nhẹ, bạn có thể dùng nước muối sinh lý xịt lên da sau đó dùng khăn quấn lại. Chườm nước đá hoặc nước khoáng có đá, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 8 – 10 phút; việc này có thể hấp thụ nhiệt trên da, giảm sưng viêm.

Cần làm gì khi da bị cháy nắng | Cần làm gì khi da bị cháy nắng
Khắc phục hậu quả, làm dịu da cháy nắng – Ảnh internet

Trong 1 – 2 tuần sau khi bị cháy nắng, bạn nên chọn sản phẩm có kết cấu dạng sương, có khả năng dưỡng và giữ ẩm tốt như axit hyaluronic (HA) và allantoin, để tăng độ ẩm cho lớp biểu bì và giảm nhiệt. Lô hội cũng là một thành phần có thể giúp làm dịu và phục hồi các mô da bị viêm, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi da sau khi phơi nắng.
Khi da bắt đầu chuyển từ “đỏ sang đen”

Khi da bắt đầu “chuyển từ đỏ sang đen” nghĩa là phản ứng cấp tính sau khi phơi nắng đã dần lắng xuống, da có xu hướng sạm đi. Tiếp tục chăm sóc theo phương pháp của bước trước, đồng thời bổ sung tinh chất làm trắng gốc vitamin C (hoặc dẫn xuất ethyl vitamin C), lượng dùng gấp 2 – 3 lần, sau đó đắp mặt nạ dưỡng ẩm, giữ nguyên trong 20 phút, việc này có thể giúp làm tăng gấp đôi khả năng thẩm thấu và phát huy hết tác dụng loại bỏ hắc tố trên da.

Kết

Đương nhiên không thể vì lo sợ ánh nắng mặt trời gây hại cho da mà bạn bỏ qua việc tận hưởng một mùa hè rực rỡ. Chỉ cần bạn chống nắng đúng cách, đủ lượng và biết cách khắc phục da cháy nắng, sạm đen thì cũng sẽ hạn chế được những tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời lên làn da của bạn.

Nguồn: Vogue

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.
Call Hapydy chị nhé!